Kinh nguyệt và những biểu
hiện bất thường của nó luôn là vấn đề khiến nhiều chị em lo lắng, đặc biệt là
hiện tượng chậm kinh. Vậy bạn đã biết gì về hiện tượng chậm kinh? Nguyên nhân
nào gây ra chậm kinh? Cách khắc phục hiện tượng này như thế nào? Hãy cùng theo
dõi bài viết này để có câu trả lời nhé!
Hiện tượng chậm kinh ở nữ
giới
Kinh nguyệt ở nữ giới lặp
đi lặp lại mỗi tháng một lần nên được gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh
nguyệt ở mỗi chị em thường khác nhau và diễn ra vào các ngày khác nhau trong
tháng tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Đa số chị em đều không hề
quan tâm tới chu kỳ kinh nguyệt của mình nên không thể biết được mình có bị chậm
kinh hay không. Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới kéo dài từ 28 –
32 ngày nhưng tùy vào thể trạng sức khỏe của từng người mà thời gian này có thể
dài ngắn khác nhau. Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt đến muộn hơn 7 ngày so với kỳ
kinh nguyệt trước thì được xem là chậm kinh.
Chị em nên chuẩn bị một
cuốn sổ tay nhỏ rồi ghi lại những ngày hành kinh hàng tháng để biết mình có có
bị chậm kinh hay không.
Chậm kinh là một trong những biểu hiện rối loạn kinh
nguyệt thường gặp nên chị em cần phải hết sức cảnh giác với hiện tượng này nhé.
Nguyên nhân gây chậm kinh
ở nữ giới
Nếu trước đó chị em đã từng
có quan hệ tình dục mà không sử dụng bất cứ phương pháp tránh thai nào thì khả
năng chị em bị chậm kinh do mang thai là rất cao. Để xác định mình bị chậm kinh
có phải là do mang thai hay không thì chị em có thể sử dụng que thử thai để kiểm
tra. Nếu que thử thai hiện lên 2 vạch thì rất có thể là chị em đang mang thai,
khi mang thai thì chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ tạm ngưng một thời gian. Còn nếu kết
quả của que thử thai là 1 vạch thì chị em có thể bị chậm kinh do những nguyên
nhân khác.
- Bạn nên biết: Chậm kinh 5 ngày có sao không?
Những nguyên nhân khác có
thể gây chậm kinh ở nữ giới:
- Do tâm lý căng thẳng,
stress kéo dài: Khi tâm trạng của bạn không tốt, tâm lý quá căng thẳng sẽ dẫn đến
ức chế quá trình rụng trứng làm cho chu kỳ kinh nguyệt đến muộn hơn so với bình
thường.
- Tác dụng phụ của một số
loại thuốc: Khi chị em sử dụng các loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc chống
trầm cảm, thuốc kháng sinh… có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn
như rối loạn kinh nguyệt (trong đó có chậm kinh, kinh nguyệt ra ít…), chóng mặt,
đau đầu…
- Tăng, giảm cân đột ngột:
Việc tăng giảm trọng lượng cơ thể quá đột ngột có thể khiến cho lượng hormone
trong cơ thể bị thay đổi dẫn đến rối loạn kinh nguyệt, bao gồm cả chậm kinh.
- Mắc các bệnh phụ khoa:
Hiện tượng chậm kinh cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm
như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm tử cung, đa nang buồng trứng, tuyến giáp hoạt
kém, suy tuyến yên…
- Ngoài ra, chị em cũng
có thể bị chậm kinh do ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt không điều
độ hoặc do vận động quá mạnh…
Chậm kinh có ảnh hưởng gì
không?
Hiện tượng chậm kinh kéo
dài có thể gây ra những ảnh hưởng sau:
- Chậm kinh có thể gây ảnh
hưởng đến tâm lý: Do không thể biết được ngày nào kinh nguyệt xuất hiện nên chị
em thường có tâm lý lo lắng. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cho tinh thần
của chị em bị suy nhược, dễ mất tập trung, từ đó gây ảnh hưởng đến hiệu quả
công việc và những hoạt động vui chơi giải trí.
- Ảnh hưởng đến sức khỏe
sinh sản: bản thân hiện tượng chậm kinh cũng khiến cho chị em khó xác định được
thời điểm rụng trứng từ đó dễ bỏ lỡ thời điểm vàng để thụ thai. Không những thế, nếu như chị em bị chậm kinh nguyệt do mắc một bệnh lý
phụ khoa nào đấy mà không có phương pháp chữa trị
kịp thời thì có thể gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này, nghiêm
trọng hơn là vô sinh – hiếm muộn.
Những ảnh hưởng mà hiện tượng chậm
kinh nguyệt gây ra cho sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản cho chị em là không hề nhỏ. Chính vì vậy khi bị chậm kinh kéo dài, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế, phòng khám chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách chữa chậm kinh ở nữ
giới
Các bác sĩ chuyên sản phụ
khoa phòng khám phụ khoa uy tín cho biết, việc điều trị chậm kinh còn tùy thuộc vào
nguyên nhân cũng như mức độ chậm kinh mà chị em đang mắc phải. Nếu chị em bị chậm
kinh một vài lần do yếu tố tâm lý và sự thay đổi nội tiết tốt thì không cần phải
quá lo lắng. Lúc này, chị em chỉ cần cố gắng ổn định tâm lý, chú ý đến chế độ
ăn uống và nghỉ ngơi sao cho hợp lý thì chu kỳ kinh nguyệt cũng sẽ dần dần ổn định
trở lại.
Nếu chị em bị chậm kinh kéo
dài mà nguyên nhân bắt nguồn từ các bệnh lý phụ khoa thì tùy vào từng bệnh lý cụ
thể bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất. Người bệnh cần tuân
thủ theo đúng phác đồ điều trị để đảm bảo hiệu quả điều trị. Khi các bệnh lý
này được chữa khỏi thì hiện tượng chậm kinh cũng sẽ chấm dứt.
Hy vọng với những thông
tin mà chúng tôi vừa chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về hiện tượng
chậm kinh, từ đó biết phải làm gì nếu không may bị chậm kinh. Nếu bạn còn có
băn khoăn thì hãy gọi đến số 01666 065 566 để được các chuyên gia tư vấn và đặt
lịch hẹn khám miễn phí.
Nguồn: khamphukhoahn.org và imfaceplate
Nguồn: khamphukhoahn.org và imfaceplate
0 nhận xét:
Đăng nhận xét